Khám phá những sự thật thú vị về bánh trung thu

Ẩm thực

Bánh trung thu là món ăn mang tính biểu tượng và không thể thiếu trong ngày Rằm tháng Tám. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, liệu chính mình đã hiểu rõ về bánh trung thu hay chưa? Nếu chưa, vậy hãy cùng chúng tôi khám phá những sự thật thú vị về bánh trung thu mà không hẳn ai cũng biết qua bài viết này nhé.

banhtrungthu

Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh trung thu thì ai trong chúng ta cũng đã từng nếm thử, nhưng lại không có nhiều người biết rõ về nguồn gốc của chúng. Có nhiều người nghĩ rằng bánh trung thu do người Việt làm ra nhưng thực chất không phải đâu nhé.

banhtrungthunuong

Bài viết hay:

Bánh trung thu xuất phát từ nền văn hóa Trung Hoa. Mỗi năm cứ vào ngày Rằm tháng 8, khi trăng tròn vành người ta lại cùng nhau làm những chiếc bánh nướng hình tròn tượng trung cho mặt trăng. 

Bánh trung thu được xem như món ăn mang nhiều ý nghĩa. Bánh được tạo hình tròn ngụ ý mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên. 

Sự tích bánh trung thu

Theo điển tích Trung Quốc

Nói về sự tích bánh trung thu thì có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Ở Trung Quốc có điển tích Hằng Nga và Hậu Nghệ. Tương truyền Tây Vương Mẫu ban cho Hậu Nghệ một viên thuốc trường sinh để xuống trần gian bảo vệ dương thế. Tuy nhiên, Hằng Nga vì tò mò mà đã nuốt viên thuốc, sau đó bay lên mặt trăng. Kể từ đó, nàng bầu bạn cùng một chú thỏ trắng (thỏ ngọc). 

banhtrungthunhieumausac

Một câu chuyện khác về nguồn gốc bánh trung thu kể về câu chuyện cảm động giữa vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi. Khi đó nhà vua cùng quý phi đang ngắm trăng đêm và thưởng thức bánh ngọt. Nhưng vì cho rằng tên món bánh không hay mà Vua Đường đã quyết định đổi thành bánh Nguyệt, tức là mặt trăng. 

Sự tích bánh trung thu tại Việt Nam

Xuất phát từ ý nghĩa ban đầu như thế, tuy nhiên sau khi du nhập vào nền văn hóa Việt Nam thì sự tích về chiếc bánh trung thu đã có nhiều thay đổi thú vị.

Người xưa vẫn kể rằng, Hằng Nga xinh đẹp được Ngọc Hoàng cử đi tham gia một cuộc thi làm bánh ở nhân gian. Tại đây, nàng gặp được Cuội, một chàng trai có sở trường nói dối. Hai người cùng nhau làm một chiếc bánh nướng từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lạc, hạt dưa, mứt,… Sau khi làm xong thì Hằng Nga phải quay lại thiên cung, chú Cuội vì lưu luyến mà đã quyết định đi cùng. 

banhtrungthu-uongnuoctra

Tại Việt Nam, Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm. Vào ngày này, các em nhỏ cùng nhau phá cỗ, rước đèn và ca hát vui vẻ bên nhau. 

Bánh trung thu có mấy loại?

Bánh trung thu hiện nay có 2 loại phổ biến là bánh nướng (truyền thống) và bánh dẻo.

Loại bánh mà chúng ta thường thấy nhất, và cũng là loại bánh đặc trưng tại Trung Quốc chính là bánh nướng. Bánh được bọc bằng lớp bột khô, bên trong nhân có trứng muối, thịt mỡ, đôi khi sẽ có thêm các loại hạt, mứt bí,… Chỉ riêng phần nhân thì hiện nay trên thị trường đã có đến hàng trăm loại khác nhau. 

banhtrungthu-lapxuong

Bánh nướng tuy ngon nhưng lại dễ ngấy, trẻ em thường không thích loại này, do đó mà người ta biến tấu thêm một loại bánh mới là bánh dẻo.

Bánh trung thu dẻo có phần vỏ làm từ bột gạo hoặc bột nếp. Tùy theo lượng bột mà có chiếc dẻo vừa, có chiếc dai dai như bánh Mochi Nhật. Bánh dẻo nhân được làm từ đậu là chủ yếu, đôi khi sẽ có thêm nhân trái cây, chẳng hạn như sầu riêng. Người ta còn hay cho bánh vào tủ lạnh để khi ăn phần nhân trở nên tan chảy, ăn sẽ ngon hơn.

Bánh trung thu không chỉ là món ăn tráng miệng đơn thuần mà dần dần đã trở thành một phần của nền văn hóa Việt. Nếu ai đang ở xa, hãy cố gắng thu xếp về tụ họp cùng với gia đình, ăn một miếng bánh và tận hưởng một cái Tết đoàn viên đúng nghĩa. 

 

Đánh giá post